Thứ Hai, 19 tháng 11, 2018

Lý giải về tầm quan trọng phải ngủ đủ giấc?

Công việc bận rộn, chăm sóc gia đình, con cái mệt mỏi, nhiều người chọn dành thời gian cho người thân hay các hoạt động giải trí thay vì giấc ngủ. 

Trong xã hội hiện đại, ngủ nhiều còn “bị” xem là dấu hiệu của sự lười biếng. Không ít người tham công tiếc việc chỉ ngủ cỡ 6 tiếng một ngày. Thực tế, trong tự nhiên, con người là động vật duy nhất tự cắt đi thời gian ngủ của mình mà không có lý do chính đáng! 




Chia năm xẻ bảy giấc ngủ

Ngủ là một chức năng sinh học cần thiết cho đa số động vật. Đối với cơ thể người, việc thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và hiệu quả làm việc mỗi ngày. Ta không thể có sức khỏe tốt nếu thiếu ngủ. 

Chúng ta vẫn thường nghe nói, 8 giờ là thời gian hợp lý để chợp mắt. Tuy nhiên, đây chưa phải là con số tuyệt đối. Thời gian ngủ của mỗi cá nhân có thể xê dịch, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, thể trạng, cường độ hoạt động thể chất và tinh thần. Đọc đến đây, hẳn bạn đọc sẽ thắc mắc làm sao để biết mình đã đủ giấc? Đơn giản là nếu ta có thể tự thức dậy vào buổi sáng mà không cần báo thức, thì cơ thể đã có thời gian nghỉ ngơi cần thiết.

Ngủ là một chức năng sinh học cần thiết của cơ thể. Ta không thể có sức khỏe tốt nếu thiếu ngủ.
Khi được hỏi về lý do, “bận rộn” là nguyên nhân được đa số người thiếu ngủ đưa ra. Trong cuộc sống hiện đại, cho dù có ba đầu sáu tay cũng khó mà phân bổ đồng đều thời gian cho công sở, việc nhà, và chăm sóc con cái. Nhiều người còn không có thời gian để chăm sóc bản thân hay thư giãn giải trí. Với những bà mẹ mới sinh em bé, thời gian giấc ngủ bị chia đôi xẻ ba là chuyện thường tình. Với học sinh, sinh viên đến mùa thi, thời gian ngủ có khi đã dành trọn cho sách vở. 

Ngoài quỹ thời gian eo hẹp, một nguyên nhân khác cũng dẫn đến mất ngủ là stress và áp lực cuộc sống. Những người có đời sống tinh thần không tốt, phải suy nghĩ, trằn trọc nhiều dễ mắc chứng thiếu ngủ. Trằn trọc, khó vào giấc, hay ngủ không sâu, dễ giật mình cũng là hiện tượng thường gặp.

Ngủ mà vẫn “thức”

Trong lúc ta đang chìm sâu vào giấc ngủ, cơ thể thực chất vẫn hoạt động hiệu quả. Từ 11 giờ đêm đến 5 giờ sáng là khoảng thời gian mà hoạt động thải độc và tự điều trị của hệ miễn dịch, gan, túi mật, phổi, và não bộ diễn ra tốt nhất.

Giấc ngủ không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà có tác động mạnh mẽ đến tinh thần. Người ta thường hay nói, “ngày mai trời lại sáng”, ngủ một giấc rồi sáng mai sẽ thấy khá hơn. Thật ra, đây không chỉ là lời khích lệ suông mà còn có cơ sở khoa học. Khi ta chìm vào giấc ngủ sâu với những giấc mơ bồng bềnh, tâm trí sẽ được xoa dịu, những cảm xúc tiêu cực sẽ trở nên dễ chịu hơn. 
Ngủ một giấc, mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn.
Ngủ một giấc, mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn.

Chính vì thế, giấc ngủ có tác động trực tiếp đến tinh thần của mỗi chúng ta. Các nghiên cứu về não bộ của những người thiếu ngủ cho thấy sự gia tăng hoạt động đến 60% của hạch hạnh nhân, vùng não gây ra cảm xúc giận dữ. Ở trẻ nhỏ, thiếu ngủ dễ dẫn đến cáu gắt, dễ gây hấn hay hành vi bắt nạt trẻ khác. Ở thanh thiếu niên, mất ngủ gây nên ý nghĩ tiêu cực về cuộc sống. 

Ngoài ra, ngủ không đủ giấc trong một thời gian dài sẽ xáo trộn những hormone điều tiết quá trình trao đổi chất, đường máu, và cảm giác thèm ăn. Lúc này, cơ thể sẽ tiết ra một lượng lớn hormone cortisol, làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường và béo phì. Nguy hiểm hơn, nếu ta chỉ ngủ 4–5 tiếng mỗi đêm, lượng bạch cầu có nhiệm vụ chống lại ung thư sẽ giảm đến 70%.

“Trả nợ” giấc ngủ

Những người thiếu ngủ thường có khuynh hướng “tự chữa trị” bằng cách ngủ bù vào cuối tuần. Tuy nhiên, việc cố gắng bù đắp này chỉ làm phá hỏng đồng hồ sinh học mà thôi. Nhịp sinh học của mỗi người đã được lập trình sẵn. Việc kéo dài hay cắt bớt thời gian sinh hoạt ở bất kỳ hoạt động nào một cách đột ngột cũng sẽ dẫn đến xáo trộn về sức khỏe

Không như vay mượn ngân hàng, chúng ta không thể ‘trả nợ ngủ’ khi đến kỳ.
Không như vay mượn ngân hàng, chúng ta không thể “trả nợ ngủ” khi đến kỳ. Nhiều người chặc lưỡi, thức trắng một đêm để xem đá banh thì có sao, chỉ cần ngủ bù đêm hôm sau là được. Nhưng theo một nhà nghiên cứu về giấc ngủ, bạn không lấy lại được 8 tiếng đã mất hay xóa bỏ hoàn toàn những tác hại do những đêm trắng gây ra.

Trả nợ giấc ngủ

Lí do, như đã nói ở trên, con người là động vật duy nhất không “lên tổ” mà còn tự cắt bớt giấc ngủ của mình.

Hẳn bạn đọc không còn xa lạ với khả năng tích tụ năng lượng dưới dạng mỡ để cơ thể có thể dùng khi cần thiết. Đối với việc ngủ, do không có tiền lệ “dự trữ” trong quá trình tiến hoá, nên cơ thể người không thể điều hòa một cách hiệu quả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét