Thứ Năm, 17 tháng 1, 2019

Thực phẩm đặc trị cho bệnh tiểu đường

Nhiều người vẫn nghĩ ăn nhiều đồ ngọt sẽ bị tiểu đường. Đường được bổ sung vào rất nhiều loại thực phẩm, giúp tạo độ ngọt và cũng là nguồn cung năng lượng đáng kể. Đúng là có sự liên quan giữa chế độ ăn quá giàu năng lượng và bệnh béo phì, cũng như giữa béo phì và tiểu đường tuýp 2. 

Tuy nhiên, thực tế, tiểu đường tuýp 2 là một căn bệnh phức tạp do nhiều nguyên nhân về di truyền, lối sống, và cả các tác nhân ngoại cảnh cộng hưởng. Vì vậy, nói ăn nhiều đồ ngọt sẽ gây ra bệnh thì không hẳn là chính xác. 

Tiểu đường tuýp 2 là một căn bệnh mãn tính đòi hỏi quá trình điều trị lâu dài. Vì vậy, người bị tiểu đường nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể sống chung với bệnh một cách hiệu quả. Hãy cũng Lív điểm qua một vài điều dễ bị hiểu sai về căn bệnh này nhé.



1
Nếu bạn thừa cân, béo phì, chắc chắn bạn sẽ bị tiểu đường tuýp 2.
Béo phì là một nguy cơ gây bệnh tiểu đường. Tuy nhiên các yếu tố khác như tiền sử gia đình, gen, và tuổi tác cũng đóng vai trò quan trọng. Rất nhiều người chỉ nhìn vào cân nặng mà bỏ qua hết các nguyên nhân còn lại. Thực tế, không phải ai béo phì cũng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Nhiều người mắc tiểu đường tuýp 2 có cân nặng trung bình, chỉ vừa chạm mức thừa cân, hay thậm chí là thiếu ký.



2
Người bị tiểu đường không thể ăn đồ ngọt hay chocolate.
Nếu bạn có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tập thể dục đều đặn, thì vẫn có thể thi thoảng thưởng cho mình những món quà nho nhỏ vào những dịp đặc biệt. 



3
Trái cây tốt cho sức khỏe vì vậy người bị tiểu đường có thể ăn bao nhiêu tùy thích.
Trái cây là nguồn cung cấp chất xơ và vi chất cần thiết. Nhưng trái cây cũng chứa carb, làm tăng lượng đường glucose trong máu. Vì vậy, nếu không chắc, hãy tới gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ càng về chế độ dinh dưỡng nhé.



4
Người bệnh bị tiểu đường cần bổ sung thực phẩm đặc trị.
Nói chung, chế độ ăn lành mạnh cho người bị tiểu đường sẽ giống với chế độ ăn lành mạnh cho bất kỳ ai: nói không với chất béo có hại, hạn chế đường và muối, ăn đa dạng thịt nạc, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo có lợi, và trái cây. Các thực phẩm được quảng cáo là đặc trị tiểu đường thường không đem lại lợi ích cụ thể. Chúng vẫn có thể làm tăng lượng đường trong máu mà lại còn đắt hơn thực phẩm bình thường.





Chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, kết hợp với dùng thuốc đặc trị có thể giúp người bệnh duy trì sức khỏe ổn định.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét