Phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em là việc làm cần thiết của mỗi gia đình cùng các tổ chức cộng đồng xã hội, nhằm giúp trẻ nhỏ phát triển khoẻ mạnh thông minh.
Trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng luôn là vấn đề khiến cha mẹ đau đầu
Tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng
- Trẻ nhỏ không được cho ăn đầy đủ, chế độ ăn nghèo nàn, thiếu hụt dinh dưỡng không đủ chất (tinh bột, chất đạm, chất béo, đường, vitamin và chất khoáng). Bé không được nuôi bằng sữa mẹ, cho ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn, trẻ phải kiêng khem quá mức khi bị bệnh, đặc biệt là bệnh tiêu chảy.
- Có thể là do trẻ mọc răng quấy khóc biếng ăn, mắc các bệnh lý nhiễm trùng (lao, sởi, tiêu chảy, lỵ, viêm phế quản, phổi, nhiễm giun, sán…).
- Do trẻ hoạt động quá nhiều so với mức năng lượng nạp vào cơ thể; sống trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh khiến nhiệt lượng cơ thể bị tiêu hao nhiều; trẻ bị bệnh nặng cần mức nhu cầu dưỡng chất cao mà không được đáp ứng đầy đủ; trẻ sinh ra trong gia đình đông con nghèo đói…
- Trẻ em sinh non, sinh đôi, sinh ba; sinh nhẹ cân, thiếu cân; bị dị tật bẩm sinh (hở hàm ếch, bệnh tim bẩm sinh…)...
Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng
- Trẻ có biểu hiện biếng ăn, ăn ít, chậm tăng cân, đứng cân hoặc bị sụt cân nặng.
- Nước da của bé xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt, các bắp thịt tay chân mềm nhão, bụng to dần. Bé hay buồn bực, quấy khóc, ít vui chơi và kém linh hoạt.
- Bé chậm phát triển vận động so với lứa tuổi, chậm biết lẫy, ngồi, bò, đứng, đi...
Khi thấy trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng hãy đưa bé đi khám bác sĩ
Để chắc chắn tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng hay không, cha mẹ nên đưa bé đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để sớm có phương pháp chăm sóc, điều trị kịp thời.
Ảnh hưởng của suy dinh dưỡng đối với trẻ nhỏ
- Suy dinh dưỡng làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi
- Khiến cơ thể, sức khỏe của trẻ suy yếu dễ bị nhiễm bệnh tật và kéo dài
- Trẻ suy dinh dưỡng sẽ chậm phát triển thể chất, ảnh hưởng đến tầm vóc và chậm phát triểm về tinh thần.
Cách phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em
- Các mẹ chú ý, nên cho con bú sữa mẹ ngay sau sinh và kéo dài trong suốt 6 tháng đầu đời. Bởi vì, trong sữa mẹ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cùng các yếu tố tăng sức đề kháng tốt cho bé.
- Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm (4 - 6 tháng tuổi) với đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất (tinh bột, đạm, chất béo, rau quả). Các mẹ cố gắng duy trì cho con bú sữa mẹ trong suốt thời gian trẻ dưới 2 tuổi. Trường hợp mẹ không đủ sữa hãy lựa chọn nguồn sữa thay thế phù hợp, bảo đảm dinh dưỡng.
Bữa ăn của trẻ cần bảo đảm vệ sinh và đầy đủ dưỡng chất
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình lựa chọn nguyên liệu và chế biến món ăn cho trẻ nhỏ sẽ góp phần bảo vệ bé phòng tránh các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng đường ruột, giun, sán... Đây là việc làm quan trọng để góp phần phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em. Hãy lựa chọn thực phẩm tươi sạch, hạn chế cho bé dùng các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn của bé phải nấu chín kỹ.
- Cha mẹ nên theo dõi cân nặng của con hàng tháng, điều này giúp sớm phát hiện tình trạng bé tăng cân chậm suy dinh dưỡng.
- Khi trẻ mắc các bệnh lý như nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy... cần điều trị triệt để. Không nên cho trẻ dùng quá nhiều kháng sinh, chỉ dùng đủ liều, đủ thời gian, theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, cần chăm sóc dinh duỡng tích cực cho trẻ nhỏ trong suốt thời gian trị bệnh và sau khi khỏi bệnh.
- Ngoài ra, đối với các trường mẫu giáo, trung tâm nuôi dạy trẻ cũng cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chế độ dinh dưỡng cân bằng với đầy đủ dưỡng chất cho các bé.
Phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em sẽ giúp những mần xanh tương lai lớn khôn khỏe mạnh, phát triển toàn diện và thông minh hơn.
Ngoài những các phòng tránh trên suy dinh dưỡng, các mẹ có thể chọn lựa sữa giúp bé tăng cân để bổ sung các dưỡng chất cần thiết giúp bé tăng cân hiệu quả hơn.
Tham khảo các bài viết:
- Nuti Grow Plus
- Nên chọn sữa gì cho bé tăng cân
- Cac loai sua giup be tang can.
- Sữa nào cho bé tăng cân
- Dau hieu nhan biet tre thap coi
- Lam gi khi tre nhe can
- Sữa cho bé tăng cân chậm
- Làm gì khi trẻ tăng cân chậm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét