Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2020

Cách trả nợ ngân hàng nhanh và những loại nợ khác

Dù muốn hay không, cuộc sống của bạn luôn luôn có nợ. Và có nợ thì không vui tí nào. Đây là cách để bạn dễ dàng giải quyết nợ nần và giữ quan hệ tốt đẹp với chủ nợ khó tính.

Nợ nần ảnh hưởng thế nào đến bạn
Thực tế, nợ nần về chuyện tiền bạc là chuyện rất bình thường. Ai cũng mắc nợ người khác như: vay trả góp, đóng học phí, mua chịu, trả tiền nhà…

Nhưng có bình thường không khi mức trả nợ nhiều hơn số tiền bạn kiếm được?

Bạn không nợ ngập đầu ngay sau 1 đêm mà tích lũy mỗi ngày một ít. Có thể từ thói quen ăn uống, mua sắm theo cảm xúc hay thích đi nhậu cùng bạn bè sau giờ làm...Và khi đã mắc nợ, chúng sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn mà thậm chí bạn không nhận ra:

Từ tận hưởng cuộc sống trở thành đi kiếm sống: Với một khoản nợ lớn phải trả, bạn đang làm việc để nuôi chủ nợ chứ không hưởng thụ. Mọi dự tính trong đầu cũng bị hoãn lại cho đến khi thanh toán hết nợ. Ai biết được có bao nhiêu cơ hội bạn phải bỏ qua để trả nợ?

Điểm tín dụng xấu: Điểm tín dụng phụ thuộc một phần vào số nợ bạn có. Điểm tín dụng thấp nghĩa là vài chục triệu khác biệt khi bạn vay mua nhà, mua xe,...

Giết bạn từ từ về tinh thần: Bạn dễ trở thành con người trầm cảm, ít tiếp xúc và cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp. Sự hài hước lạc quan vốn có dần dần bị thay thế bởi các suy nghĩ tính toán về số nợ hiện tại.

Nhưng bạn chớ lo, nợ là thứ bạn có thể quản lý nếu có kế hoạch và kỷ luật. Đừng nghĩ đến chuyện một ngày bạn trúng số độc đắc và sẽ trả hết số nợ một lượt mà phải lên kế hoạch và thực hiện nó một cách triệt để. Quá trình trả nợ của bạn bắt đầu ngay hôm nay, ngay lúc này.



Hướng dẫn cách trả nợ ngân hàng và mọi loại nợ khác
5 bước để xóa sổ nợ ra khỏi cuộc sống
Chủ nợ của bạn không phải “con cá mập”. Họ là người đã giúp bạn vượt qua thời điểm khó khăn tài chính. Đương nhiên họ sẽ đòi lại quyền lợi của mình (thường biểu hiện bằng lãi suất) nếu biết phương pháp, bạn có thể trả nợ sòng phẳng.

Cho nên không nên trốn nợ trong bất kì trường hợp nào. Tắt máy điện thoại, đổi chỗ ở, về quê,...đều là hành động chỉ gây thêm rắc rối không chỉ về mặt tài chính mà còn khiến bạn trở thành kẻ hèn nhát, thất hứa.

Dưới đây là 5 bước giúp bạn xóa nợ dễ dàng:

Bước 1: Tính xem bạn nợ bao nhiêu
Những gì bạn cân đo đong đếm được, bạn sẽ cải thiện được. Biết chính xác mình nợ bao nhiêu, bạn sẽ quản lý được tình hình tài chính của mình. Bước đầu tiên này rất dễ dàng, chỉ cần gọi điện và chủ nợ sẽ giúp bạn một tay.

Bước 2: Sắp xếp thứ hạng ưu tiên
Quy tắc tiếp theo là quản trị phải phân cấp. Bạn cần phân cấp thứ tự ưu tiên các khoản nợ. Mỗi khoản nợ có mức lãi suất khác nhau khiến bạn phải quyết định xem trả khoản nào trước. Có hai phương pháp cơ bản để trả nợ: Hòn Tuyết Lăn (tâm lý) và phương pháp chuẩn (hiệu quả). Bạn hãy suy nghĩ và lựa chọn phương pháp cho mình:


Phương Pháp Hòn Tuyết Lăn: khoản nợ thấp nhất trước
Phương Pháp Chuẩn: trả lãi cao nhất trước
Cách thực hiện Trả mức tối thiểu trên mọi tài khoản nợ, nhưng trả nhiều hơn cho tài khoản có tổng số tiền nợ còn lại thấp nhất. Khi bạn thanh toán hết một tài khoản, lặp lại với tài khoản có khoản nợ thấp kế tiếp Trả mức tối thiểu trên mọi tài khoản nợ, nhưng trả nhiều hơn cho tài khoản có tiền lãi cao nhất. Khi bạn thanh toán hết một tài khoản, lặp lại với tài khoản có khoảng tiền lãi cao nhất kế tiếp.
Độ hiệu quả Cách này mang tính tâm lý nhiều hơn. Khi bạn hoàn thành một nhiệm vụ đầu tiên, bạn sẽ có động lực để thanh toán khoảng nợ kế. Cách này mang tính tính toán. Bạn thanh trừ tài khoản nợ đang vắt kiệt bạn nhiều nhất trước.


Bước 3: Thương lượng tiền lãi
Bạn có một nửa cơ hội với cách này. Chỉ mất vài phút là có thể giảm được vài triệu. Rất đáng để thử. Nếu là tín dụng đen thì tình cảm hơn nhưng họ coi bạn là nô lệ chứ không phải khách hàng. Còn ngân hàng thì cứng nhắc hơn nhưng bạn có thể hù dọa họ được.

Nếu bạn thấy khó lòng trả nợ trong khoảng thời gian đã thỏa thuận, bạn hãy nhấc điện thoại lên và bắt đầu gọi. Chủ nợ (bố mẹ, anh em, bạn bè, tín dụng đen) đã quá quen thuộc với các câu như “Tháng này tôi đang bí/vợ sinh con/thất nghiệp/kinh doanh bết bát/xin khất…”. Bạn đừng việc lý do của mình. Họ sẽ không nghe đâu. Thay vào đó hãy nói những câu như:
Nếu tôi trả thêm mỗi tháng 1 triệu thì sao?
Nếu tôi thay đổi thời gian trả từ 1 lên 5 năm thì sao?
Nếu tôi trả hết một lần thì ưu đãi lãi suất thế nào?
Nếu tôi đang rất kẹt và 3 tháng tới không trả được nợ thì thế nào?
...

Chủ nợ của bạn luôn có câu trả lời. Khi bạn chân thành, họ sẽ tạo điều kiện giúp bạn cơ cấu lại khoản nợ. Bạn có thể tiết kiệm cả chục triệu đồng chỉ với một cú điện thoại. Đó là phần thưởng cho sự thẳng thắn.

Bước 4: Quyết định nguồn trả nợ
Nguồn trả nợ của bạn đến từ ba nguồn chính: Thu nhập, chi tiêu và tiết kiệm đầu tư
Thu nhập: Với mỗi 1 triệu bạn kiếm được, bạn sẽ dành ra bao nhiêu % trả nợ? Bạn phải làm thêm nhiều hơn để kiếm tiền. Với nhiều người, kiếm thêm 1 triệu/tháng không hề dễ dàng.
Chi tiêu: Bạn sẽ ngạc nhiên với các khoản chi tiêu phung phí của mình khi nhìn lại hóa đơn những buổi nhậu nhẹt cà phê, đi club, bar hay các bộ quần áo dễ thương. Nhiều người không nhận ra những thứ họ muốn sở hữu là nguyên nhân chính về gánh nặng tài chính, không gian, tinh thần.
Tiết kiệm đầu tư: Các khoản đầu tư cho kiến thức, học vấn, đám cưới, nuôi con, du lịch...đều phải bị cắt giảm tối đa. Đang mang nợ nghĩa là bạn phải bỏ những lựa chọn tốt nhất, thay vào đó là chịu đựng công việc bạn ghét bỏ vì nó giúp bạn sinh tồn.

Bước 5: Trả nhiều tiền hơn mỗi tháng và tự động hóa
Trả nhiều tiền hơn mỗi tháng: Mỗi tháng bạn trả thêm 1 triệu cũng sẽ giúp bạn giảm đi vài triệu tiền lãi trong dài hạn. Bên cạnh đó, việc mỗi tháng trả thêm 1 triệu cũng thúc đẩy bạn phải làm ra nhiều tiền hơn. Khi trả càng nhiều tiền thì số tiền lãi bạn chịu càng thấp.

Từ động hóa: Để trả nợ nhẹ nhàng, bạn nên tự động hóa quy trình. Theo hình thức ủy nhiệm chi, hàng tháng ngân hàng sẽ tự động rút tiền của bạn giao cho chủ nợ. Bạn cũng có thể trả các hóa đơn điện nước theo cách này. Xét về mặt tâm lý, khi không thấy tiền thì bạn không dùng tiền và bạn không cảm thấy tiếc khi tạm biệt tiền.

Trong trả nợ không có “bí quyết tư duy triệu phú” nào trừ việc bạn bắt tay vào hành động thay đổi tình hình đi kèm với kế hoạch cụ thể và kỷ luật thép. Một khi đã ra khỏi nợ nần, bạn có thể tập trung đầu tư cho tương lai và hưởng thụ cuộc sống.
Xem thêm : https://shbfinance.com.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét