Nợ xấu là khoản nợ quá hạn người vay không thanh toán, tùy vào thời gian quá hạn sẽ có các mức độ nợ xấu khác nhau. Thời gian quá hạn càng nhiều, thời gian xóa nợ xấu càng lâu. Vậy nợ xấu bao lâu được xóa?
Với những đối tượng khi vay tín chấp một khoản tiền ngân hàng khi tới hạn không trả (quá hạn) đúng theo khoảng thời gian quy định sẽ bị phân loại vào các nhóm nợ xấu. Khi có lịch sử vay ngân hàng quá hạn, người vay sẽ khó khăn khi vay vốn ngân hàng các lần tiếp theo. Vậy, nếu rơi vào nhóm nợ xấu bao lâu được xóa?
Như nào được gọi là nợ xấu?
Nợ xấu hay còn gọi là khoản nợ khó đòi là các khoản nợ dưới mức tiêu chuẩn cho phép, nguyên nhân do khoản nợ quá hạn và đối tượng vay bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản.
Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi hoặc gốc. Mức độ xếp vào nhóm nợ xấu sẽ căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.
Nợ xấu bao lâu được xóa?2
Lịch sử vay vốn tại các ngân hàng được lưu lại toàn bộ trong hệ thống.Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC) sẽ là nơi cung cấp thông tin cá nhân vay vốn về cho các ngân hàng. Việc quản lý tập trung này sẽ giúp hệ thống ngân hàng có thể quản lý được khả năng, độ uy tín của đối tượng có nhu cầu được vay cũng như tình hình giải ngân, hạn chế nợ xấu nhất.
Nợ xấu luôn là nỗi lo của bất cứ tổ chức tài chính nào
Hệ thống CIC (là trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam) đánh giá mức độ nợ xấu của khách hàng, được chia thành năm mức:
Nhóm Thời gian nợ quá hạn Thời gian xóa nợ xấu
Nhóm 1: Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn Dưới 10 ngày Có thể xem xét vay ngay
Nhóm 2: Nhóm nợ cần chú ý Từ 10 ngày tới dưới 30 ngày Sau 12 tháng
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn Từ 30 tới dưới 90 ngày 5 năm
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ bị mất vốn Từ 90 ngày dưới 180 ngày 5 năm
Nhóm 5: Nhóm nợ có khả năng mất vốn Nợ từ 180 ngày trở lên 5 năm
Từ bảng trên ta có thể thấy, tùy vào khoảng thời gian trả chậm sẽ có các nhóm khác nhau. Với những ai chỉ quá hạn dưới 10 ngày có thể được các ngân hàng xem xét và cung ứng vốn ngay nếu có nhu cầu. Với nhóm nợ xấu thứ 2 phải sau 1 năm mới được tiếp tục vay. Từ nhóm 3 trở đi, người vay sẽ rất khó khăn để có thể tiếp tục vay vốn. Thời gian theo quy định về xóa nợ xấu là sau 5 năm.
Bởi vậy, người vay cần tránh mắc nợ quá hạn (rơi vào nhóm nợ xấu), điều này không chỉ mất “điểm” trong mắt các tổ chức tín dụng mà còn khó khăn khi vay vốn, thậm chí sẽ không được thực hiện thêm bất cứ một khoản vay bất kỳ nào nữa với các tổ chức, ngân hàng hoặc công ty tài chính ở Việt Nam.
Với những ngân hàng Việt Nam việc xem xét cho những đối tượng nợ quá hạn sẽ phần nào đỡ “gắt gao” hơn các ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam. Một số ít ngân hàng Việt Nam có thể tham khảo nếu khách hàng cần vay vốn trả góp tiếp dù đang thuộc diện đối tượng nợ xấu: SHB, VIB, OCB, GPBank, NamABank,...
Nợ xấu ảnh hưởng tới uy tín cũng như khả năng vay vốn của khách hàng cho những lần sau
Các ngân hàng nước ngoài có hệ thống kiểm soát rủi ro rất chặt chẽ và những đối tượng có tiền sử nợ xấu thì không thể vay bằng bất kỳ hình thức nào.Vì vậy, khi đi vay tiền tại các ngân hàng cần chú ý trả lãi đúng hạn theo như thỏa thuận để tránh bị rơi vào nhóm nợ xấu dẫn đến mất cơ hội vay về sau này.
Việc có cấp tín dụng hay từ chối yêu cầu cấp tín dụng cho khách hàng cuối cùng cũng phụ thuộc vào tổ chức tín dụng, ngân hàng. Thông tin do CIC cung cấp là một kênh tham khảo cho các ngân hàng nhằm đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng để từ đó các ngân hàng có chính sách cấp tín dụng phù hợp, tránh rủi ro, mất mát cũng như bị nợ xấu.
Quá hạn thanh toán khoản nợ từ 10 ngày trở lên là khách hàng đã bị rơi vào đối tượng có nợ xấu. bởi vậy người vay nên cố gắng hết sức để thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo quy định. Điều này không chỉ tránh tốn tiền phạt do quá hạn mà còn có thể tiếp tục vay vốn tại các ngân hàng cho những lần tiếp theo.
-->Đọc thêm...
Với những đối tượng khi vay tín chấp một khoản tiền ngân hàng khi tới hạn không trả (quá hạn) đúng theo khoảng thời gian quy định sẽ bị phân loại vào các nhóm nợ xấu. Khi có lịch sử vay ngân hàng quá hạn, người vay sẽ khó khăn khi vay vốn ngân hàng các lần tiếp theo. Vậy, nếu rơi vào nhóm nợ xấu bao lâu được xóa?
Như nào được gọi là nợ xấu?
Nợ xấu hay còn gọi là khoản nợ khó đòi là các khoản nợ dưới mức tiêu chuẩn cho phép, nguyên nhân do khoản nợ quá hạn và đối tượng vay bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản.
Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi hoặc gốc. Mức độ xếp vào nhóm nợ xấu sẽ căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.
Nợ xấu bao lâu được xóa?2
Lịch sử vay vốn tại các ngân hàng được lưu lại toàn bộ trong hệ thống.Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC) sẽ là nơi cung cấp thông tin cá nhân vay vốn về cho các ngân hàng. Việc quản lý tập trung này sẽ giúp hệ thống ngân hàng có thể quản lý được khả năng, độ uy tín của đối tượng có nhu cầu được vay cũng như tình hình giải ngân, hạn chế nợ xấu nhất.
Nợ xấu luôn là nỗi lo của bất cứ tổ chức tài chính nào
Hệ thống CIC (là trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam) đánh giá mức độ nợ xấu của khách hàng, được chia thành năm mức:
Nhóm Thời gian nợ quá hạn Thời gian xóa nợ xấu
Nhóm 1: Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn Dưới 10 ngày Có thể xem xét vay ngay
Nhóm 2: Nhóm nợ cần chú ý Từ 10 ngày tới dưới 30 ngày Sau 12 tháng
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn Từ 30 tới dưới 90 ngày 5 năm
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ bị mất vốn Từ 90 ngày dưới 180 ngày 5 năm
Nhóm 5: Nhóm nợ có khả năng mất vốn Nợ từ 180 ngày trở lên 5 năm
Từ bảng trên ta có thể thấy, tùy vào khoảng thời gian trả chậm sẽ có các nhóm khác nhau. Với những ai chỉ quá hạn dưới 10 ngày có thể được các ngân hàng xem xét và cung ứng vốn ngay nếu có nhu cầu. Với nhóm nợ xấu thứ 2 phải sau 1 năm mới được tiếp tục vay. Từ nhóm 3 trở đi, người vay sẽ rất khó khăn để có thể tiếp tục vay vốn. Thời gian theo quy định về xóa nợ xấu là sau 5 năm.
Bởi vậy, người vay cần tránh mắc nợ quá hạn (rơi vào nhóm nợ xấu), điều này không chỉ mất “điểm” trong mắt các tổ chức tín dụng mà còn khó khăn khi vay vốn, thậm chí sẽ không được thực hiện thêm bất cứ một khoản vay bất kỳ nào nữa với các tổ chức, ngân hàng hoặc công ty tài chính ở Việt Nam.
Với những ngân hàng Việt Nam việc xem xét cho những đối tượng nợ quá hạn sẽ phần nào đỡ “gắt gao” hơn các ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam. Một số ít ngân hàng Việt Nam có thể tham khảo nếu khách hàng cần vay vốn trả góp tiếp dù đang thuộc diện đối tượng nợ xấu: SHB, VIB, OCB, GPBank, NamABank,...
Nợ xấu ảnh hưởng tới uy tín cũng như khả năng vay vốn của khách hàng cho những lần sau
Các ngân hàng nước ngoài có hệ thống kiểm soát rủi ro rất chặt chẽ và những đối tượng có tiền sử nợ xấu thì không thể vay bằng bất kỳ hình thức nào.Vì vậy, khi đi vay tiền tại các ngân hàng cần chú ý trả lãi đúng hạn theo như thỏa thuận để tránh bị rơi vào nhóm nợ xấu dẫn đến mất cơ hội vay về sau này.
Việc có cấp tín dụng hay từ chối yêu cầu cấp tín dụng cho khách hàng cuối cùng cũng phụ thuộc vào tổ chức tín dụng, ngân hàng. Thông tin do CIC cung cấp là một kênh tham khảo cho các ngân hàng nhằm đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng để từ đó các ngân hàng có chính sách cấp tín dụng phù hợp, tránh rủi ro, mất mát cũng như bị nợ xấu.
Quá hạn thanh toán khoản nợ từ 10 ngày trở lên là khách hàng đã bị rơi vào đối tượng có nợ xấu. bởi vậy người vay nên cố gắng hết sức để thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo quy định. Điều này không chỉ tránh tốn tiền phạt do quá hạn mà còn có thể tiếp tục vay vốn tại các ngân hàng cho những lần tiếp theo.
Xem thêm : https://shbfinance.com.vn/